Chăn nuôi Việt Nam năm 2022: 3 cơ hội, 4 thách thức.

13/02/2022 10:14:PM

Ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2021 đã phải đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có. Triển vọng năm 2022 liệu có sáng sủa, tích cực hơn? Và đâu sẽ là những cơ hội, thách thức của ngành?

3 cơ hội

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường chăn nuôi toàn cầu sẽ tăng trở lại vào nửa sau của năm 2022 do các nước cơ bản đã khống chế được dịch, thực hiện chính sách mở cửa an toàn, sống chung với dịch. Nếu dự báo này đúng, chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và sản phẩm chăn nuôi sẽ dần trở lại như trước khi có dịch, giúp giá thức ăn xuống thấp theo đúng giá trị, chi phí vận chuyển hàng hóa giảm, nguồn lao động ngành chăn nuôi dồi dào… có thể nói đây là cơ hội lớn nhất, quan trọng nhất của ngành chăn nuôi toàn cầu nói chung và ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng trong năm 2022.

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải mở của thị trường đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến. Mặt khác, do đã có vài năm chuẩn bị, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã sẵn sàng cho xuất khẩu sản phẩm, ví dụ như: Tập đoàn C.P. Việt Nam, Hùng Nhơn, thương hiệu Meat Deli, Nutri Mart… Thêm một tín hiệu tích cực nữa hỗ trợ công tác xuất khẩu đó là số lượng doanh nghiệp tham gia có xu hướng tăng dần. Kết thúc năm 2021, cả nước có gần 300 doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu, trong đó có khoảng 130 doanh nghiệp quy mô công nghiệp với hệ thống dây chuyền hiện đại, tăng hơn 12% so cùng kỳ năm 2020. Một yếu tố nữa hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2022 đó là nhu cầu và giá các loại thịt dự báo sẽ tăng trên thị trường toàn cầu. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 - 6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt heo tăng 7 - 8%.

COVID-19 tiếp tục là thách thức lớn với ngành chăn nuôi nước ta trong năm 2022 - Ảnh: MF

Sự hỗ trợ của chính quyền thông qua các chính sách, quy định đã và đang phát huy có hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP, trong đó các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi được hỗ trợ hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo. Nếu Nghị định này được ban hành sẽ là một cú hích lớn thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

 

4 thách thức

Đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường, đặc biệt gần đây xuất hiện thêm biến chủng mới Omicron nên dự báo sẽ tiếp tục là khó khăn, thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi. Việt Nam là nước bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế về nguyên liệu thức ăn nên dự báo giá TĂCN trong nûúác seä tiïëp tuåc tùng, àùåc biïåt laâ nûa đầu năm 2022. Theo dữ liệu của Hiệp hội Công nghiệp TĂCN Mỹ (AFIA), giá các loại nguyên liệu thức ăn như ngô, đậu tương, ngũ cốc đã tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022 do nguồn dự trữ đã cạn kiệt, mặt khác chi phí vận chuyển tăng 20 - 25% do giá thuê conteiner và chi phí lao động tùng. Thêåm chñ, giaá TĂCN seä tùng cao hún dûå kiïën nïëu khöng khùæc phuåc àûúåc tình trạng thiếu lái xe tải và công nhân bốc dỡ tại các cảng ở Mỹ và các nước châu Âu thời gian vừa qua. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đã có cải thiện gần đây, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh. Mặc dù phần lớn các nước đã nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhưng những tháng cuối năm số lượng người mắc COVID-19 tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, do vậy nhiều nước quay trở lại tình trạng đóng cửa, giãn cách nghiêm ngặt. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi của nước ta đó là: Trung Quốc là thị trường lớn nhất cả về nguyên liệu thức ăn và sản phẩm chăn nuôi nhưng nước này thực hiện chính sách ZERO COVID nên đã đóng cửa 2 cảng lớn nhất, gây đứt đoạn, tắc nghẽn khoảng 20% lượng hàng hóa toàn cầu. Vì những lý do nêu trên, cho thấy dịch COVID-19 vẫn sẽ là lực cản lớn nhất đối với ngành chăn nuôi trong thời gian tới, đặc biệt là quý I/2022.

Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn diễn biến khó lường, Dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò còn xuất hiện ở nhiều địa phương. Gần đây, tại một số tỉnh, thành phố đã phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8 do vậy tiếp tục là thách thức với ngành chăn nuôi trong năm 2022.

Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều thách thức với ngành chăn nuôi do phải cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi từ các nước tham gia ký hiệp định thương mại với Việt Nam. Nhiều điều khoản liên quan đến ngành chăn nuôi Việt Nam từ các Hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2022. Bên cạnh những thuận lợi về xuất khẩu, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng chịu những áp lực cạnh không nhỏ do phần lớn các nước tham gia Hiệp định đều có quy mô chăn nuôi lớn, công nghệ tiên tiến hơn, các nước này cũng tìm cách xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của họ vào nước ta, điều này sẽ càng gia tăng áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Những hạn chế, bất cập cố hữu của hệ thống chăn nuôi chưa có dấu hiệu được cải thiện, đó là nền chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu tính liên kết, giá thành chăn nuôi cao, hạ tầng chế biến, kho bãi thiếu và lạc hậu, công nghệ hạn chế; Số lượng doanh nghiệp tham gia khâu chế biến, lưu thông sản phẩm chăn nuôi chưa tương xứng với số doanh nghiệp chăn nuôi… Những hạn chế, bất cập nêu trên tiếp tục làm cho nền chăn nuôi nước ta thiếu tính cạnh tranh, dễ bị tổn thương khi xuất hiện sự cố dẫn tới thừa hoặc thiếu tạm thời một loại sản phẩm nào đó cần giải cứu như các chiến dịch giải cứu thịt heo, thịt gà thời gian qua.

GS.TS Nguyễn Duy Hoan

Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

(Nguồn: nguoichannuoi/) 

Google+

Tin liên quan