VỐN LƯU ĐỘNG (VLĐ) LÀ GÌ?

05/12/2021 09:44:PM

Cách tính vòng quay vốn lưu động trong 5 phút.

Vốn lưu động (VLĐ) là thuật ngữ đã quá quen thuộc với các nhà quản trị doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh được duy trì, vận hành liên tục mỗi công ty, doanh nghiệp đều cần sử dụng đến vlđ. Vậy vốn lưu động là gì? Cách phân loại và cách tính vốn như thế nào? Vốn có vai trò gì trong cuộc sống? Theo dõi bài viết sau để cùng cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về loại vốn này nhé.

VỐN LƯU ĐỘNG (VLĐ) LÀ GÌ?

Vốn lưu động hay Working Capital là một thước đo tài chính thể hiện tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp để duy trì và vận hành các hoạt động diễn ra hàng ngày. VLĐ là một phần của vốn vận hành bên cạnh các tài sản cố định như nhà máy, thiết bị, máy móc. VLĐ được hiểu là khoản tiền dùng để mua mới nguyên, nhiên vật liệu, tiền trả lương nhân công, tiền thanh toán nợ khi đến hạn,,…

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao mà không đáp ứng được yêu cầu về VLĐ có thể khiến việc kinh doanh bị đình trệ, gián đoạn. Đặc biệt, nhiều trường hợp công ty không đáp ứng đủ Vốn lưu động có thể dẫn đến phá sản.

Vốn lưu động là yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành của công ty.

CÔNG THỨC TÍNH VỐN LƯU ĐỘNG MỚI

Vốn lưu động được tính theo công thức VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn. Để tính được VLĐ, bạn có thể xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp để nắm được thông tin tài sản ngắn hạn và số nợ phải trả ngắn hạn.

Theo đó, tài sản ngắn hạn là tài sản mà công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Cụ thể, tài sản ngắn hạn gồm:

Tiền và hiện vật tương đương tiền: Vàng, ngoại tệ,…Khoản đầu tư ngắn hạn: Giấy tờ có giá trị như trái phiếu. Các khoản tiền gửi tại ngân hàng (dưới 1 năm).Khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản người mua, đại lý chưa thanh toán.Hàng tồn kho: Nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa dùng để sản xuất, kinh doanh.

Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả trong một thời gian ngắn (thời hạn dưới 1 năm). Nợ phải trả ngắn hạn bao gồm:

Nợ phải trả cho nhà cung cấp: Khoản tiền doanh nghiệp còn nợ nhà cung cấp (dưới 1 năm).Nợ vay ngắn hạn: Các khoản nợ tài chính mà doanh nghiệp vay của ngân hàng (dưới 1 năm).

VỐN LƯU ĐỘNG BAO NHIÊU MỚI LÀ ĐỦ?

VLĐ là yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Vốn lưu động không chỉ tác động đến giá cả sản phẩm mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Vậy VLĐ bao nhiêu là đủ? Để biết VLĐ nằm trong khoảng nào là đủ. Ta sẽ tính tỉ lệ VLĐ. Theo đó, tỉ lệ VLĐ = tài sản ngắn hạn/ nợ phải trả ngắn hạn.

Tỉ lệ VLĐ nhỏ hơn 1 cho thấy nợ phải trả ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp có nguy cơ đình trệ, phá sản vì không trả đủ các khoản nợ đến hạn.Tỉ lệ VLĐ trong khoảng từ 1 đến 2 cho thấy tài sản ngắn hạn nhiều hơn nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty đang khá ổn định, có thể chi trả cho các khoản nợ.Tỉ lệ VLĐ lớn hơn 2 là dấu hiệu tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều so với nợ phải trả. Tình hình tài chính của công ty đang rất khả quan, ít nợ vay nên có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.

Tuy tỉ lệ VLĐ cao là tốt nhưng bạn cũng cần cẩn trọng khi chỉ số VLĐ tăng nhanh. Bởi tiền thu nợ của khách hàng và hàng tồn kho là những khoản khó thống kê, kiểm định nên tỷ lệ cao chưa chắc đã tốt. Do đó, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận thì sẽ rất dễ bị lừa.

Tỷ lệ vốn lưu động cao chưa chắc đã tốt.

VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ?

Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành trong một chu kỳ doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay lưu động càng lớn điều này chứng tỏ Công Ty của bạn đang hoạt động tốt và có thể là đạt hiệu quả năng suất.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp bạn không hoàn thành vòng quay vlđ trong một chu kỳ, thì doanh nghiệp của bạn thu hồi chậm. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp chậm phát triển, doanh thu không đạt.

Mỗi ngành nghề đều có vòng quay vốn lưu động khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn đạt doanh thu hiệu quả tốt thì vòng quay vốn lưu động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ cao hơn trong lĩnh vực sản xuất.

CÔNG THỨC TÍNH VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG RA SAO?

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ vòng lưu động bình quân.

Không quá khó để chúng ta tính vòng quay vốn lưu động phải không. Nhưng làm thế nào để quản lý hiệu quả. Mời bạn đọc xem phần dưới nhé!

Ý NGHĨA VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG (VLĐ)

Dựa vào kết quả phân tích tính vòng quay vốn lưu động. Doanh nghiệp có thể xác định được tỉ lệ kinh doanh có hiệu quả không? Nếu vòng quay lưu động của bạn càng lớn tức có nghĩa doanh thu có chiều tăng lên, trong khi đó chi phí bạn bỏ ra có thể giảm thiểu hoặc vẫn giữ mức.

Còn ngược lại, vòng quay lưu động thấp thì công ty bạn đang hoạt động kém hiệu quả.

Tham khảo:

CÁCH QUẢN LÝ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG

Việc quản lý VLĐ tốt sẽ đảm bảo việc vận hành của doanh nghiệp diễn ra trơn tru. Ngoài ra, quản trị Vốn còn nhằm mục đích chi trả đúng hạn các khoản nợ. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Quản trị Vốn bao gồm những việc sau.

Quản lý tiền mặt

Tiền mặt là tài sản không sinh lời. Vì vậy, để thu được nhiều lợi nhuận nhất, công ty nên giảm cất giữ tiền mặt. Chỉ để lại tiền để chi trả cho những khoản phí duy trì hoạt động.

Quản lý các khoản phải thu

Đa số khách hàng đều muốn kéo dài thời gian thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp cần đề ra chính sách tín dụng hợp lý để thu hồi các khoản nợ và kịp thời thanh toán hóa đơn hoặc các khoản nợ đến kỳ.

Quản lý các khoản thu là việc cần thiết để duy trì kinh doanh.

Quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng hóa tồn kho giúp việc kinh doanh vận hành ổn định, giảm thiểu tiền đầu tư mua nguyên liệu thô không cần thiết. Đặc biệt, quản lý hàng tồn còn để đảm bảo hàng hóa không bị sản xuất ồ ạt, cung vượt cầu.

VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Dựa vào cách quản lý và công thức tính, thì xác định rõ vòng quay vốn lưu động dựa vào hai yếu tố: Doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân

Chỉ số vòng quay vốn lưu động càng cao thì doanh nghiệp bạn phát triển. Trên thực tế, các doanh nghiệp không thể áp đặt những con số để làm tiêu chuẩn cho chỉ số vòng quay lưu động. Nhưng cũng phải đảm bảo chỉ số vòng quay lưu động phải là số dương.

Để đảm bảo những điều này, các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt dong tiền mặt, hàng tồn kho, thúc đẩy mạnh việc thu hồi nợ như vay sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp bạn phát triển, giữ được chỉ số dương.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về vốn lưu động và những kiến thức xoay quanh loại vốn này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để quản lý và vận hành công ty tốt hơn.

(Nguồn: hozo.vn)

Google+

Tin liên quan